Tìm hiểu về năng lượng tái tạo
Trước khi tìm hiểu về lợi ích của năng lượng tái tạo, ta cần phải biết năng lượng tái tạo là gì, được dùng để làm gì. Năng lượng tái tạo có thể hiểu là nguồn năng lượng được tạo ra liên tục trong tự nhiên, hoặc từ các quy trình tự nhiên. Chúng là nguồn tài nguyên vô tận, có thể phục hồi.
Bên cạnh cái tên năng lượng tái tạo thì người ta còn gọi nó là năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng phục hồi,… Một số dạng năng lượng phục hồi thường thấy trong đời sống hằng ngày ví dụ như ánh sáng mặt trời, gió, mưa,…
Từ rất lâu về trước, con người đã biết ứng dụng năng lượng phục hồi vào trong đời sống. Chẳng hạn như tận dụng lực đẩy của gió làm thuyền chạy, sử dụng ánh sáng mặt trời để phơi khô quần áo,…
Cho đến ngày nay, nhờ công nghệ hiện đại, các năng lượng sạch thành đã được chuyển đổi thành những nguồn năng lượng có thể sử dụng được. Một ứng dụng tiêu biểu nhất hiện nay đó là chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng.
Chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện là một ứng dụng tiêu biểu của năng lượng tái tạo
Năng lượng phục hồi gồm những loại nào?
Hiện nay năng lượng phục hồi được chia làm 7 dạng chính, đó là:
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời không chỉ đem lại hiệu suất cao và nhanh mà còn an toàn, thân thiện với môi trường. Do đó, người ta ứng dụng dạng năng lượng này rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên ứng dụng phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời hay còn gọi là tế bào quang điện.
Các tấm pin này được làm từ silicon có công dụng chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp sang điện năng, từ đó tạo ra nguồn điện dồi dào, đáp ứng các nhu cầu của con người. Một số sản phẩm được tạo nên từ tấm pin năng lượng mặt trời gồm bình nước nóng lạnh, đèn LED chiếu sáng…
Tấm pin năng lượng mặt trời
Năng lượng gió
Sự chênh lệch giữa nhiệt độ vào ban ngày do có ánh sáng mặt trời và ban đêm khi không có ánh sáng đã tạo nên những cơn gió. Tận dụng nguồn năng lượng vô tận này, con người đã chế tạo ra các tuabin gió, có chiều cao và đường kính cánh quạt lớn.
Các tuabin gió này sẽ chuyển năng lượng gió thành năng lượng cơ học rồi biến đổi chúng thành điện năng. Như vậy cung cấp cho con người một nguồn điện năng dồi dào mà vẫn đảm bảo an toàn với môi trường.
Năng lượng sinh khối
Sinh khối là nguồn vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật như cây trồng, gỗ,… Khi các sinh khối bị đốt cháy, năng lượng sẽ được giải phóng dưới dạng nhiệt và tạo ra điện.
Năng lượng sinh khối được chia làm 3 dạng, đó là sinh khối dạng rắn, sinh khối dạng lỏng và sinh khối dạng khí.
Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro
Mặc dù đây không thể được coi là năng lượng sạch hoàn toàn. Thế nhưng chúng sở hữu trữ lượng lớn, dồi dào và không gây ô nhiễm môi trường. Ta có thể sử dụng nó bằng cách đốt cháy (như xe chạy bằng hơi nước) hoặc sử dụng trong pin nhiên liệu hydro (như một pin lưu trữ năng lượng cho động cơ điện).
Nhiên liệu có trữ lượng lớn và không tác động tiêu cực đến môi trường
Năng lượng thủy điện
Đây là năng lượng được khai thác từ dòng chảy của nước, áp suất được gây ra từ nước càng cao thì năng lượng được thu vào càng lớn. Thông qua đó, con người có thể thu được điện năng và sử dụng chúng để làm quay tuabin và máy phát điện.
Tuy nhiên, việc khai thác, xây dựng các nhà máy thủy điện sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của con sông cũng như cuộc sống của các động thực vật xung quanh. Chính vì vậy, các quốc gia đang tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế khác để đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường.
Năng lượng địa nhiệt
Là nguồn năng lượng được sinh ra từ sự hình thành ban đầu của Trái Đất, hoặc quá trình phân rã phóng xạ của các khoáng vật. Việc ứng dụng năng lượng địa nhiệt vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì công nghệ khai thác năng lượng này vẫn đang bị giới hạn.
Các loại năng lượng phục hồi khác
Ngoài một số năng lượng đã kể trên thì hiện nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều các dạng năng lượng sạch khác. Như là năng lượng khai thác từ đại dương, từ biển hoặc thu được từ phản ứng tổng hợp hydro nóng. Tuy nhiên các dạng năng lượng này vẫn còn nhiều nhược điểm, do đó chưa được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Lợi ích của năng lượng tái tạo
Hiện nay năng lượng phục hồi đã dần thay thế năng lượng hóa thạch và được rất nhiều quốc gia đầu tư, chú trọng đến. Vậy lợi ích của năng lượng tái tạo là gì?
Có số lượng, trữ lượng lớn
Nói về lợi ích của năng lượng tái tạo thì chắc chắn không thể bỏ qua đặc điểm trữ lượng lớn của chúng. Các nguồn năng lượng sạch thường có sẵn trong tự nhiên, có thể tự do sử dụng, không mất chi phí nhiên liệu lại sử dụng được lâu dài. So với các loại năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt,… đang ngày dần cạn kiệt, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu 50 – 70 năm nữa thì năng lượng phục hồi tiện ích hơn hẳn.
Đảm bảo an toàn với môi trường, cân bằng hệ sinh thái
Trước kia, việc sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch đã tác động tiêu cực đến môi trường. Khiến khói bụi ngày càng nhiều, ô nhiễm không khí trầm trọng, hiệu ứng nhà kính, tan băng,… Từ đó, tác động rất nhiều đến môi trường và đời sống con người.
Thay vì vậy, việc sử dụng năng lượng sạch vừa đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường, vừa không gây hại đến sức khỏe con người.
Năng lượng sạch an toàn và thân thiện với môi trường
Sử dụng năng lượng tái tạo đem lại hiệu quả cao
Rất nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng năng lượng phục hồi sẽ đem đến hiệu quả cao. Đồng thời trong quá trình sản xuất điện, các nguồn năng lượng sẽ không bị lãng phí, từ đó đáp ứng được nhiều lợi ích kinh tế.