Bạn cần được báo giá điện năng lượng mặt trời và kèm theo đó là hàng tá các câu hỏi cần được giải đáp trước khi quyết định đầu tư một hệ thống điện mặt trời. Quá nhiều thông tin và sẽ mất rất nhiều thông tin phải tìm hiểu. Đừng lo lắng, bài viết này của Solar Solar Quang Minh sẽ cố gắng cung cấp chi tiết nhất thông tin mà bạn đang tìm kiếm.
1. Cách dự toán chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình
2. Bảng giá điện mặt trời cho hộ gia đình
3. Bảng giá điện mặt trời cho doanh nghiệp
4. Các thành phần cấu thành giá của một hệ thống điện mặt trời
5. Các thương hiệu Solar Quang Minh sử dụng trong hệ thống điện mặt trời
5.1. Tấm pin Canadian Solar, Qcells,Longi
5.2. Bộ hòa lưới Kehua
5.3. Bộ hòa lưới Goodwe
5.4. Bộ hòa lưới SMA
6. Những câu hỏi thường gặp (FAQ) của khách hàng
6.1. Có thể bán điện mặt trời cho EVN được không?
6.2. Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?
1. Cách dự toán chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình
Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình.
Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.
Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.
Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.
Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.
Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.
Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 16 – 18 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 48 triệu – 58 triệu (3×16 triệu và 3×18 triệu).
Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.
2. Bảng giá điện mặt trời cho hộ gia đình
Công suất | Số tấm pin | Điện tạo ra | Mức giá tham khảo |
3 kWp | 7 | 360 kWh | Khoảng 48 – 58 triệu đồng |
5 kWp | 12 | 600 kWh | Khoảng 80 – 90 triệu đồng |
10 kWp | 23 | 1.200 kWh | Khoảng 155 – 190 triệu đồng |
3. Bảng giá điện mặt trời cho doanh nghiệp
Công suất | Mức giá tham khảo |
Với hệ thống > 10kWp | Khoảng 16 – 17 triệu VNĐ/1kWp |
Với hệ thống > 100 kWp | Khoảng 15,5 – 16 triệu VNĐ/1kWp |
Với hệ thống > 300 kWp | Khoảng 14 – 15,5 triệu VNĐ/1kWp |
Với hệ thống > 1 MWp | Khoảng 11 – 12 triệu VNĐ/1kWp |
Có thể bạn quan tâm: Lắp điện mặt trời giá 0 đồng (chỉ dành cho Doanh nghiệp)
4. Các thành phần cấu thành hệ thống giá của một hệ thống điện năng lượng mặt trời
Thành phần | Thương hiệu | Chi phí |
Tấm pin năng lượng mặt trời (Solar panel) | Qcells Solar | Chiếm khoảng 60% tổng chi phí |
Bộ hòa lưới (Inverter) | GOODWE Kehua | Chiếm khoảng 20% tổng chi phí |
Junction box, tủ điện DC, AC và phụ kiện khác | Tiên chuẩn nghành solar | Chiếm khoảng 5% tổng chi phí |
Thi công, lắp đặt | Solar Quang Minh | Chiếm khoảng 5% tổng chi phí |
Khảo sát, thiết kế | Solar Quang Minh | Miễn phí |
Dịch vụ bảo hành, hậu mãi | Solar Quang Minh | Miễn phí |
Khung giàn giá đỡ | Solar Quang Minh | Chiếm khoảng 10% tổng chi phí. Mái tôn sẽ ít tốn chi phí nhất, sau đó là mái bằng, mái ngói. |
*Sự chênh lệch về giá tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm.
Hệ thống lắp trên khung giàn mái ngói
Hệ thống lắp áp sát mái ngói
Hệ thống lắp trên sân thượng
Hệ thống lắp áp sát mái tôn
Hệ thống lắp trên khung giàn mái tôn
5. Các thương hiệu Solar Quang Minh Vũng Tàu sử dụng trong hệ thống điện mặt trời
Tấm pin Qcells
– Thương hiệu thuộc top 3 thế giới, top 1 về chất lượng/giá (Đánh giá bởi IHS Markit Customer Survey).
– Được trang bị những công nghệ cao cấp nhất như Black Silicon, Half-Cut Cells, PERC, 9 Busbars, Bifacial….
– Công nghệ sản xuất 100% bằng robot
– Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế: CSA, UL, TUV, CE, IEC, VDE…
– Bảo hành 10 năm sản phẩm, bảo hành khấu hao hiệu suất >80% trong 25 năm, bảo hiểm bảo hành toàn cầu của hãng PICC
Bộ inverter hòa lưới Kehua – Goodwe
– Thương hiệu inverter được sử dụng rộng rãi trên 60 quốc gia; có mặt tại Việt Nam trên 14 năm với 500.000 sản phẩm đã được bán ra.
– Sản phẩm có đầy đủ chứng nhận quốc tế (TUV, CE, UL…)
– Sản phẩm có công nghệ lõi từ CHLB Đức
– 100% sản phẩm đạt chuẩn kỹ thuật nối lưới của EVN
– Bảo hành 5 năm toàn cầu
– Có trung tâm bảo hành chính hãng tại Việt Nam
Bộ inverter hòa lưới Sungrow
– Với thành tích 23 năm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, các sản phẩm của Sungrow được lắp đặt tại hơn 60 quốc gia, duy trì thị phần hơn 15% trên toàn thế giới.
– Là công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Sungrow sở hữu một đội ngũ kỹ thuật R&D năng động bao gồm hơn 1.600 nhân viên. Công ty cũng đã đầu tư phòng thí nghiệm nội bộ của riêng mình được phê duyệt bởi UL, CSA, TÜV Rheinland và TÜV SÜD.
– Năm 2019, Sungrow đã khai trương nhà máy sản xuất bộ inverter năng lượng mặt trời hoà lưới lớn nhất thế giới, khi đi vào hoạt động, công suất sản xuất hàng năm trên toàn cầu sẽ đạt 50GW, bao gồm 3GW của nhà máy ở Ấn Độ.
Bộ inverter hòa lưới SMA
– Thương hiệu Inverter có uy tín hàng đầu luôn được xếp top 1 tại Đức và cả toàn thế giới.
– Hiện có hơn 3000 nhân viên làm việc tại các chi nhánh của 20 quốc gia.
– Bảo hành 5 năm và có thể mở rộng lên đến 20 năm.
– Sản phẩm có đầy đủ chứng nhận quốc tế (VDE, ISO, TUV…)
6. Những câu hỏi thường gặp (FAQ) của khách hàng
Có thể bán điện mặt trời cho EVN được không?
Được. Đối với dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 31/12/2020 thì EVN áp dụng hợp đồng mua bán điện trong 20 năm.
Hiện nay, khi khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời EVN sẽ mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.940đ/kWp (hệ thống áp mái).